Cuộc đời và sự nghiệp võ sư Nguyễn Văn Đạo
Bố tôi quan niệm đi học võ thì người khác đánh mình, mình cũng đánh
người. Vì thế rắc rối sẽ xảy ra, ảnh hưởng đến cuộc sống ấm êm của gia
đình. Tuy nhiên chỉ có tôi là người con có tính rất mê học võ vẫn thường
xuyên mua sách võ về lén lút tham khảo học hỏi.
Biết bao lần bị roi đòn của bố, khi bố tôi phát hiện thấy trong cặp
có sách võ hay truyện kiếm hiệp. Nhưng bố tôi càng đánh, càng cấm đóan
bao nhiêu thì lại càng kích thích tính tò mò hiếu kỳ của một đứa trẻ
hiếu động, tinh nghịch, mê võ như tôi.
Nhưng cuối cùng tôi cũng đạt được mục đích vào năm 15 tuổi, dịp may
là tôi đến nhà một người bạn học ở trong một trại lính. Nhà bạn tôi lại ở
kế bên một võ đường mà người thầy của võ đường đó là thầy Trần Xil.
Người thầy to béo nước da ngăm đen nhưng rất nhanh nhẹn “lanh lẹ như
máy”.
Sau nhiều ngày coi lén bên võ đường tập luyên tính đam mê và yêu
thích võ . Tôi đánh bạo đến xin gặp thầy để xin thầy cho vào làm đệ tử
của võ đường. Được thầy chấp thuận tôi bắt đầu trở thành một môn sinh
của một võ đường. Sự thích thú vui mừng khôn xiết khi được nhận làm đệ
tử . Tôi tự hứa với lòng sẽ cố gắng tuyệt đối để không làm phụ lòng
thầy. Hằng ngày tôi siêng năng chuyên cần luyện tập những cú đấm những
bước nhảy bộ cước ống quyển mà thầy truyền dạy. Sau tôi mới biết võ
đuờng là nơi dạy đào tạo thành những võ sỹ đấu đài tự do.
Và sự nghiệp võ học của tôi bắt đầu đến những trận đấu đài với những người không quen biết của những lò võ khác . . .
Phải nói là tôi rất may mắn và có duyên với võ thuật. Hai năm sau tôi
lại đuợc thêm một vị thầy cho tôi học thêm kỹ thuật đấu đài nữa. Đó là
thầy Mã Thành Long lò tập khu vực chợ Hòa Hưng đường Lê Văn Duyệt cũ
gần nghĩa địa Đô Thành( chùa Bửu Đà - Xóm 10 căn).
Lúc đó vừa đi học vừa tập võ hầu như tôi không còn một thời gian nào
cho những môn giải trí khác, mà thật ra cho đến nay gần lục tuần chỉ có
niềm đam mê duy nhất với tôi là võ thuật và y thuật.
Cho đến khi 18 tuổi phải đi lính, may mắn thay tôi đuợc chọn vào lính
Quân cảnh do tôi có chiều cao 1m76 và nặng 78 kg. Và lại được đi học
thêm Thái Cực Đạo đến huyền đai đệ nhất đẳng năm 1974, sư phụ tên Phần.

Sau ngày 30/4/1975 đất nước hòa bình, với lòng đam mê không ngớt, tôi đi nhiều nơi nhiều tỉnh để tìm tòi học võ và nghề thuốc.
Năm 1976 tôi về đến khu vực núi Ông Trịnh thuộc huyện Long Thành tỉnh
Đồng Nai, nơi có nhiều chùa chiền tập trung. Tôi lập kế sinh nhai xin
tá túc gần một phòng chùa trị Đông y, Người thầy đó tên là Thích Thiên
Nhẫn. Sau đó ít lâu tôi xin thầy học nghề Đông y. Thầy chấp thuận và bắt
đầu dạy tôi 28 mạch trạng, tứ chẩn, bát pháp chữa trị , thái cực âm
dương ngữ hành tứ tượng tam tài.
Ngày thì tôi vào rừng lấy thuốc trong rừng khe suối, trên núi, đầm
lầy, . . . đem về cho phòng thuốc chiều học lý thuyết ứng dụng. Buổi
tối thì tập luyện những gì tôi được học từ các sư thầy khác của tôi.
Sau 1 năm bên cạnh thầy học tập, thầy tôi thấy tính tình tôi đôn hậu
và siêng học nên thầy tôi mới lộ cho tôi biết là thầy tôi cũng là một
cao thủ về nội công, khí công của thiếu lâm; đồng thời thầy thu nhận tôi
làm đồ đệ. Ngày thì phụ việc đông y học hỏi, tối đến một thầy một trò
luyên tập với nhau. Bên cạnh thầy, tôi còn đuợc học hỏi rất nhiều về sự
kết hợp giữa y và võ cơ thể học, châm cứu học các huyệt đạo trên cơ thể
con người, các đường kinh lạc của các tạng phủ.
Sau 5 năm bên thầy, tôi xin phép thầy về lại thành phố vì còn mẹ già cần phải chăm sóc.
Về đến thành phố, tôi quyết đi tìm thầy học Thái Cực Quyền - một phái
võ tôi nghe nói đến nhiều. Năm 1981 tôi về học Thái Cực Quyền với thầy
Tôn.
Và cơ duyên trong lúc đó tôi gặp lại và học với thầy Trần Như Đẩu,
tập luyện với thầy đựơc thời gian thì thầy cho tôi về nhà thầy ở đường
Nơ Trang Long tập luyện thêm về môn nội công Hồng Gia Quyền La Phù Sơn.
Thầy Trần Như Đẩu là học trò rất giỏi của tôn sư Nguyễn Manh Đức, ngoại
hiệu là Nam Hải Chân Nhân - Lý A Tắc, thầy Đẩu cũng là người đựơc cụ Đức
phong cho Đắc Pháp Bạch đai & là chưởng môn đầu tiên của môn phái
đầu thập niên 80.

Vs Trần Như Đẩu tát ngói không điểm tựa 1983 - có tôn sư Trần Tiến giám sát
Kể từ đó, sáng thì dậy sớm tập Thái Cực Quyền từ 5 giờ sáng đến 7
giờ ; buổi chiều thì về nhà thầy luyện Hồng Gia LPS từ 18 giờ đến 21
giờ.
Học với thầy và rất đựơc thầy tin yêu nên đi đâu thầy cũng thường cho
tôi đi cùng. Thầy đã nhiều lần cho tôi đền gặp cụ Đức để được khai
giảng, điểm chỉ thêm do đó tôi cũng tiếp thu rất nhiều về những bí pháp
của Hồng Gia Quyền La Phù Sơn mà rất ít người được biết đến.
Ngoài ra, thầy còn cho tôi gặp được ra mắt 2 tôn sư Hoắc Phi Hùng và
tôn sư Xấy Bạc là 2 người thầy của 2 phái Vĩnh Xuân Quyền và Thái Lý
Phât.
Tôi và thầy Đẩu rất chăm chỉ học với các sư phụ tôn sư Hoắc Phi Hùng ở
nhà số 90 đường Tôn Đản Q4 TP.HCM còn tôn sư Xấy Bạc thì ở trong Chợ
Lớn với sự dìu dắt, chăm sóc chu đáo của các học trò lớn của thầy là các
anh Huỳnh Chí Lợi , Huỳnh Chí Dân, nơi trụ sở của đội lân Thắng Nghĩa
Đường ở đường Tân Khải - Chợ Lớn.
![]() |
![]()
Tôn sư Xấy Bạc
|
Đến năm 1985 , tôi được tham dự buổi biểu diễn tại sân nhà
văn hóa Quận Phú Nhuận cùng với đội lân Thắng Nghĩa Đường. Hôm đó có các
tôn sư Hoắc Phi Hùng và tôn sư Xây Bác , thầy Đẫu và các vị trong gia
đình họ Huỳnh . . . nhờ to con và rất chuyên luyện tập nên thông qua
thầy Đẩu, các tôn sư cùng chỉ điểm cho tôi rất nhiều về các tuyệt kỹ, kỹ
thuật đặc thù của các môn phái. Học qua phong cách gia tiếp của thầy
Đẫu tôi cũng rất được các tôn sư thương yêu như thầy Đẩu. Và quan hệ
giao tiếp với giới võ lâm người Hoa cho đến nay vẫn là thâm giao và tốt
đẹp.

Kỷ niệm ngày thành tựu kungfu- có Tôn sư HPH và thầy TNĐ kiểm chứng năm 1985
Hiện nay vị đại sư huynh là võ sư Hùynh Chí Dân đang là chưởng môn
phái chánh tông Thái Lý Phật, tập luyện thường xuyên tại sân Lê Chí Quận
5 -TP.HCM . . .
Môn này gồm cả 2 môn là : Hồng Thắng Thái Lý Phật và Bắc Thắng Thái Lý Phật, tổng hợp là chánh tông Thái Lý Phật.
Trong thời gian tập luyện với thầy Đẩu tại nhà ở đường Nơ Trang Long
Bình Thạnh. Tôi còn được tôn sư Trần Văn Nghĩa là phái Trúc Liên Nội Gia
Quyền - 1 tôn sư đã có thời đựơc vang danh là :”Quyền Vương phía Bắc
Kỳ” và cũng được từ thầy Đẩu có lời cho tôi được học thêm kungfu với tôn
sư Trần Văn Nghĩa.

Với lòng đam mê võ thuật siêng năng cần mẫn hăng say và miệt mài luyện tập vì tôi nghĩ tôi đã quá may mắn trên con đừơng võ học, các vị tôn sư tôi được thọ giáo hòan tòan không phải dễ gặp được cho dù là một vị tôn sư, mà đây tôi lại đựơc gặp rất nhiều tôn sư. Trong cuộc đời sự may mắn này không phải ai cũng có được.
Mãi cho đến khỏang những năm 1987 đến 1988 thì tôn sư Hoắc Phi Hùng và chị Chánh xuất cảnh qua Canada. Và kế tiếp là thầy Trần Như Đẩu cũng ra nước ngòai vào khỏang năm 1988 đến 1989. còn lại chúng tôi hằng đêm vẫn luyện tập tại cư xá Bắc Hải nơi nhà của sư muội tên là Thơ.
Trong thơi gian tập luyện với tôn sư Trần Văn Nghĩa và thầy Đẩu ở Nơ
Trang Long và đường Lê Quang Định nơi nhà tôn sư Trần Văn Nghĩa, tôi
được gặp 1 người bạn của Cụ Nghĩa nữa là thầy Trần Tiến – thường xuyên
đến để chỉ điểm thêm cho thầy Đẩu và Chị Chánh Kiếm Pháp.
Cho nên lúc tôi và các sư huynh đệ mới bàn nhau và thông qua tôn sư
Nghĩa tôi đến gặp thầy Trần Tiến lúc đó đang ở gần cầu Băng Ky đường Nơ
Trang Long. Tôi thuyết phục và cuối cùng thầy Trần Tiến về nơi tôi làm
trại mộc và cũng là nơi anh em tôi cùng tập luyện tại số 236 đường Lê
Văn Sỹ địa điểm đó là trường Khí Tượng Thủy Văn ( phường 1, Quận Tân
Bình)
Khi có tôn sư Trần Tiến bên cạnh hướng dẫn, anh em tôi lại càng có
thêm khí thế tập luyện hằng đêm. Lúc đó là môn phái Thiếu Lâm Nội Gia
Quyền ra đời và thầy chưởng môn là lão võ sư Trần Tiến (1990).

Những ngày đầu thành lập phái TLNC Nội Gia Quyền tại Lăng Ông Bà Chiểu
Tập luyên được một năm thì tôn sư Trần Tiến dời môn phái về trường
Đông Y tại đường Hòang Văn Thụ, sau 1 năm thì lại dời qua trung tâm dạy
nghề LISADO Quân Khu 7 - số 220 Hòang Văn Thụ.
Trong thời kỳ này có những lúc tôi cùng với các huấn luyện viên theo
tôn sư Trần Văn Nghĩa đi biểu diễn nhiều nơi, có lúc biểu diễn tại đình
Nam Chơn đường Trần Quang Khải Quận 1, nhân ngày giổ tổ Lam Sơn khỏang
đầu thập niên 1990. Hình ảnh gồm có bạch đai Nguyễn Văn Đạo và các HLV
Dũng Voi, Lương, Thiên, Cường và tôn sư Trần Văn Nghĩa.

Sau đó tôi lại cùng các huynh đệ đi với tôn sư Trần Tiến qua đình Nam
Chơn biểu diễn một dịp khác để làm buổi lễ phong đai chuẩn võ sư cho 2
sư đệ là Đỗ Trọng Lương, Huỳnh Tấn Kiệt và các môn sinh của Kiệt được
nhận đai vàng hướng dẫn viên.

Chuẩn Vs Kiệt, chuẩn Vs Lương, Vs Đạo, Cụ Tiến và các môn sinh trong ngày thăng đai
Phát triển cho đến cuối năm 1994, tôi rời khỏi môn phái xin tôn sư
Trần Tiến qua xác định cấp đai chính thức của Hội võ Cổ Truyền TPHCM. Lý
do chính thức ra đi của tôi là nếu đứng dạy mãi thì cũng khó lòng theo
học thêm những kỹ thuật của môn phía khác.
Và chính thế năm 1995 tôi chính thức vế học các bài thông nhất của Cổ
Truyền Việt Nam, tức võ Bình Định. Mất 5 năm học và thi lại 3 lần từ
cấp 17 thành phố đấn cấp 17 quốc gia và đạt cấp võ sư quốc gia là năm
2001 cho đến nay.

Và còn một phần thưởng cực kỳ cao quý trong làng võ thuật mà tôi cảm
nhận đó là điều không bao giờ quên đựơc: Vì thầy Trần Như Đẩu cũng đã
từng nhiều lần vào Chợ Lớn để tìm cao nhân học về phái Bạch My trong
những năm thập niên 1980 đến 1984, nhưng vì thầy cũng quá nổi tiếng nên
không tiếp cận được giới người Hoa (vô địch Đông Nam Á côn thhuật).
Riêng tôi lại được may mắn hơn thầy nên đã lọt được vào môn phái này.
Số là những năm đầu thập niên 80 , tôi hành nghề thợ mộc nuôi thợ rất
nhiều. Một hôm có một bà chị người Hoa ở đầu ngõ giới thiệu cho tôi một
người xin việc làm. Anh ta lớn tuổi hơn tôi, thấy hoàn cảnh khó khăn
của anh ta, tôi đưa vào làm thợ vecni trong trại, cảm kích tấm lòng thân
ái của tôii anh ta mới lộ ra cho tôi biết anh tên là Hòa có bịêt hiệu
là “ Sò Hòa” và lại là một cao thủ của Bạch Mi. Anh ta là học trò của
thầy Lâm Tường và cả thầy Tài Chet Cam và anh ta có mối quan hệ rất rộng
với các cao thủ Bạch Mi phái. Lúc đầu tôi và anh đàm luận về võ học và
anh ta cũng chỉ cho tôi những chiêu thế đặc dị của Bạch My phái.
Vài tháng sau tôi và anh ta đi vào Chợ Lớn thăm hỏi các thầy và nhờ
sự học hỏi từ phong thái của thầy Trần Như Đẩu tôi được các thầy và các
sư huynh đi trước đón tiếp trong tinh thần huynh đệ. Thế là tôi vô tình
đã tiếp cận được các cao nhân của trường phái Bạch Mi. Sau này lúc thì
được các thầy chỉ điểm lúc thì tập dợt với các anh em trong phái Bạch
Mi. Tôi phải mất đến thời gian gần 18 năm mới tập luyện xong 20 bộ quyền
Bạch Mi và binh khí sau khi các thầy Lâm Tường và thầy Cam Xúc mất vào
những năm đầu thập niên 90 tôi đeo bám học hỏi từ các anh như A Xính (Lý
Long) Phì Mành, A Fạt, Tài Cường, A Châu, Cai Xúc, Lầu Chưng, A Hò (
Phùng Thiện Lương) và Đại sư huynh là Qù Chiếu… Ngoài ra còn 1 người lơn
nữa tên Bánh Xúc.

Cao thủ Bạch Mi " Sò HÒA" biểu diễn kungfu cùng Vs Nguyễn Văn Đạo
Mỗi năm về múa lân là lại học thêm được một số quyền pháp công phu Bạch Mi từ các đội lân Hiệp Anh Đường, Quốc Nghĩa Đường…

Cho đến năm 1997 thì tôi cho quay phim lại toàn bộ kungfu của Bạch My
phái và rút về đào tạo môn sinh riêng của mình. Tuy vậy lúc nào rãnh
thời gian tôi vẫn vào trong Chợ Lớn đi viếng các thầy thăm hỏi các sư
huynh đệ để học hỏi thêm về những kỹ thuật còn chưa biết. Với lòng hiếu
võ và đam mê sự kiên trì khổ luyện , tôi cảm thấy như mình đã có một
phần thưởng rất xứng đáng & cao quý.

Vs Eric giới thiệu các bạn người nước ngoài đến học TL Bạch Mi với Vs Đạo
Năm 1993 tôi về họp Liên đòan Võ cổ truyền tại nhà khách T76 Quân
đội vô tình tôi lại gặp thầy Nghiêm An Thạch từ Pháp về họp. Tôi và thầy
vừa gặp nhau đã cảm thông và mến nhau vì cùng là Hồng Gia Quyền thầy
cũng là học trò đời đầu của cụ tổ HGLPS - Nguyễn Mạnh Đức, nên đã có
nhiều buổi luyện tập trao đổi võ thuật với nhau tại Công Viên Lê Văn
Tám. Hiện thầy là chưởng môn dòng phái Thiếu Lân Nam Hải Kungfu, đang cư
ngụ tại Pháp và thường xuyên qua lại Việt Nam giao hảo với các võ sư.
Riêng với tôi, thầy có làm một chứng nhận xác nhận cho tôi dạy Hồng Gia
và Thái Gia có kèm giấy xác nhận của thầy Nguyễn Mạnh Đức cho thầy Thạch
(có hình chụp 2 thầy trên văn bằng)

(Sư tổ Nam Hải Chân Nhân và Vs Nghiêm An Thach tại Pháp)

Vs Nguyễn An Thạch - chưởng môn Nam Hải Thiếu Lâm Kung Fu
Tuy nhiên tôi vẫn lặng lẽ luyện tập và dạy cho các môn sinh truyền
lại nhửng gì mà tôi đã học được từ các tôn sư các thầy các huynh đệ
không muốn tranh giành hay tự khoe mình là được thế này thế nọ. Mà mục
tiêu chính của tôi là chỉ truyền bá lại nghệ thuật của người xưa đã dày
công nghiên cứu để cho chúng ta ngày nay học hỏi luyện tập giữ gìn sức
khỏe và đừng để mất đi tâm huyết của người xưa.
Và tháng 2/2011 thầy Trần Tiến – chưởng môn môn phái TLNGQ qua đời
tôi được huynh đệ báo tin là đã mất thầy tôi về ngay môn phái họp sức
cùng các võ sư đàn em, các HLV, các HDV và các môn sinh tổ chức tang lễ
cho thầy về đến nơi an nghỉ cuối cùng là quê hương thầy. Hiện nay tôi
vẫn khuyên các em võ sư HLV trong môn phái thiếu lâm Nội Gia Quyền hãy
đòan kết tập luyện chung và hệ thống thống nhất để các em sẽ giữ cho môn
phái TLNGQ ngày càng phát triển trên tòan quốc và thế giới.
Còn vài năm nữa thì tôi cũng đã đến tuổi lục tuần ngỏanh nhìn lại sau
lưng tôi cũng phải giật mình chẳng biết động cơ nào mãnh lực và lòng
đam mê võ thuật nào mà đã giúp tôi làm một cuộc trường chinh thu thập
được các kỹ thuật của những trường phái kungfu như vậy.
Và cuối cùng tôi cũng luôn nhớ ơn từ các tôn sư, các thầy, các huynh
đệ đã dành cho tôi những ân tình, tình cảm thật đặc biệt không phân biệt
giòng giống, dân tộc. Tất cả đều ưu ái đặc biệt cho một kẻ hậu sinh
trong làng võ đến được ngày hôm nay.
Không gỉ hơn, người trân trọng nhất trong tôi là thầy Trần Như Đẩu.
Thầy đã dạy dỗ tôi ngòai võ thuật thầy đã dẫn dắt tôi gặp được các tôn
sư cao nhân trong làng võ cái đáng quý nhất là học được phong cách của
thầy. Đúng là một bậc thầy Chính Nhân Vô Thượng. Tôi hy vọng rằng một
ngày nào tôi được gặp lại thầy của tôi để tôi kính tặng thầy tập đĩa lưu
trữ tài liệu tòan bộ trường phái Bạch Mi mà thầy thường muốn có để đáp
lại phần nào công ơn của thầy dành cho tôi .
Đến ngày nay tôi chỉ dành hết thời gian vào công việc y thuật và chắc
lọc tinh hoa kỹ thuật của các trường phái về thành một trường phái đặc
thù dòng giống Việt.
Các môn phái kungfu đã đạt được trong đời :
- Đấu đài tự do (sư phụ Trần Xil, sư phụ Mã Thành Long)
- Taewondo ( sư phụ Phấn)
- Thái Cực Dương Gia (sư phụ Tôn, sư phụ Hệ, sư phụ Đẩu )
- Hồng Gia La Phù Sơn (sư phụ Trần Như Đẩu, sư tổ Nam Hải Chân Nhân Lý A Tắc, sư phụ Nghiêm An Thạch)
- Vĩnh Xuân (sư phụ Hoắc Phi Hùng & sư phụ Diep Chuan)
- Bạch My Quyền (sư phụ Cam Xuc)
- Thái Lý Phật (sư phụ Xấy Pac)
- Võ Cổ Truyền VN (Võ sư Quốc gia Liên Đoàn Võ Thuật Viêt Nam)